1. Chuyện ngày xưa

Người nông dân xưa luôn biết đến vai trò của ong, bướm và các loài côn trùng khác và xem chúng như là bạn. Cái hiểu, biết của người dân về kỹ thuật canh tác, hiểu biết về các loài thiên địch, hiểu biết về mùa, thời, vụ được đúc kết và kế thừa từ đời này qua đời khác, dù cho không có nhiều sách ghi chép nhưng thông qua làm việc, sinh hoạt chung mà ai ai cũng nằm lòng.

Trẻ em ngày xưa cũng vậy, sáng xách vợt bắt bướm, hái hoa, bắt con chuồn chuồn cho cắn rốn để biết bơi...vốn không lạ lẫm gì với những con côn trùng nhỏ bé đó. Chúng được biết, được học và thả mình trong tự nhiên và tích lũy hiểu biết của mình dần theo năm tháng.

Trong thiên nhiên cũng vậy, vai trò của ong, bướm, kiến, bọ, chuồn chuồn, chim, dơi hay gió...càng được đề cao khi góp phần thụ phấn, tạo quả, tạo hạt... Nhờ vậy mà ta thấy những cánh rừng bát ngát chẳng có người chăm sóc nhưng vẫn tự phát triển, tự mở rộng, là nhà của bao nhiêu loài sinh vật khác. thiên nhiên vốn tự cân bằng mà không cần đến con người can thiệp.

Vậy ngày xưa, khi người nông dân chưa biết đến thuốc trừ sâu thì họ làm cách nào để diệt trừ sâu hại? Có lẽ các bạn nông dân trẻ thời nay cũng đang lật tung trang mạng, Google, hay tìm lại các ông, các cụ nông dân lớn tuổi để học, để hỏi. Hihi. Có nhiều trang web trên mạng vốn đã viết về vấn đề này. Có một số người sẽ phân ra 3 nhóm thiên địch:
1. Nhóm động vật: chim, rắn, ếch, nhái, cóc, thằn lằn, tắc kè, cú mèo, mèo, chó...
2. Nhóm côn trùng.  Trong nhóm côn trùng thì chia làm 2 nhóm:
              a. Nhóm săn mồi: nhện bắt mồi, bọ xít bắt mồi, bọ cánh cứng ba khoang, bọ đuôi kìm, kiến ba khoang, bọ rùa,
              b. Nhóm ký sinh: ong mắt đỏ, ong kén, ruồi xám, ong xanh...
3. Nhóm thực vật:
    - Các loài cúc
    - Cây rau thơm
    - Tỏi
    - Cây Hướng Dương
    - Cúc Vạn Thọ....
Các bạn có thể tham khảo thêm trên website:
(*) https://www.thiennhien.net/2010/11/05/thien-dich-nhung-chien-binh-tham-lang/
(*) http://moitruongviet.edu.vn/con-trung-va-vai-tro-cua-chung-doi-voi-moi-truong-va-cuoc-song-con-nguoi/
(*) https://tinhhoa.net/quen-thuoc-tru-sau-di-nhe-10-loai-cay-nay-giup-bao-ve-vuon-rau-cuc-an-toan.html

2. Chuyện ngày nay

Phạm Văn Hát sáng chế máy phun thuốc trừ sâu
Ngày nay thì bướm cũng ít, ong cũng ít hẳn ở các vườn rau, cây trồng. Phần đa người nông dân chỉ quan tâm bảo vệ rau, cây của mình cho hết sâu, hết bệnh và cứ thế có bất kì biện pháp nào nhanh, gọn, lẹ, hiệu quả trước mắt là áp dụng hết. Thuốc trừ sâu vẫn được khuyến khích dùng bởi các kỹ sư nông nghiệp, được dạy trong trường học, được viết đầy trên các trang mạng xã hội và được phép quảng cáo trên các kênh truyền thông.

Trong một bài báo đăng trên trang www.motthegioi.vn đã có bài viết ''Cần hành động khi ong bướm dần biến mất''. Trong bài có đoạn trích sau: ''...Người ta ước tính rằng 84% cây trồng ở EU và 80% cây thiên nhiên ở khu vực này tồn tại dựa vào sự thụ phấn của ong và bướm. Nếu những sinh vật này bị tuyệt chủng thì đồng nghĩa với việc số phận cũa những loài thực vật trên cũng định đoạt theo..." Vậy vì lý do gì mà những loài ong, bướm này cần được bảo vệ? Bài báo có dẫn ra các lý do sau: '' Mối đe dọa chính của ong và bướm là thâm canh, mất môi trường sống, sử dụng nhiều thuốc trừ sâu trong nông nghiệp và thời tiết khắc nghiệt hơn.''
https://motthegioi.vn/khoa-hoc-cong-nghe-c-68/thien-nhien-moi-truong-c-105/can-hanh-dong-khi-ong-va-buom-dang-dan-bien-mat-68185.html


Trong thực tế ở nước ta, việc phun thuốc trừ cỏ, dùng phân phân hóa học, dùng thuốc trừ sâu vẫn diễn ra. Ngoài ra còn bơm, nhúng, ngâm thuốc đối với rau, củ, quả trước khi đem bán ngoài thị trường. Chưa kể làm lưới che kín lại để hạn chế côn trùng, chim chóc hoặc tệ hơn là làm khung sắt kiên cố phủ nylon hay lắp kính (nhà kính/ kiếng) rồi lại phun thuốc. Người làm cũng biết đến sự độc hại của chúng nhưng vì lợi nhuận họ vẫn làm. Nhiều người nông dân không dám ăn chính sản phẩm mình trồng, tạo ra mà chỉ mua từ sản phẩm của người nông dân khác mà họ nghe, tin là không phun thuốc, trồng sạch. Người thì biết mà tránh, con vật, côn trùn...thì không biết thì ngộ độc mà chết. Dần dần các mảnh vườn phun thuốc không còn có thấy ong, bướm hay côn trùng nữa. Chưa hết, những người nông dân đang vui vẻ và háo hức đón chào những máy móc phun thuốc trừ sâu hiện đại như máy điều khiển từ xa và xem như là Nông nghiệp 4.0

Máy bay điều khiển từ xa phun thuốc

Thế nhưng, lại có người nông dân đi ngược lại với xu thế Nông nghiệp 4.0 để quay lại với làm nông truyền thống theo như chính cha mẹ đã từng làm. Trong một bài báo tuổi trẻ gần đây có đăng bài: ''Người Đà Lạt dỡ kính để trồng vườn truyền thống''. Đó cũng là tín hiệu vui cho người tiêu dùng và vườn mẫu cho các anh chị nông dân khác. Mời cả nhà đọc, đọc lại bài báo để hiểu chi tiết hơn cách anh Nguyễn Thanh Tân thực hiện.
https://tuoitre.vn/nguoi-da-lat-do-nha-kinh-de-trong-vuon-truyen-thong-20190914171307694.htm



Đối với vườn rau Tự nhiên - Thật Dưỡng thì ong, bướm chỉ là một chuyện nhỏ xíu trong việc canh tác tự nhiên có thể thấy được, cảm nhận được. Bài viết này không mang tính mới mẻ nhưng là nhắc lại cho những ai quan tâm đến sức khỏe, quan tâm canh tác tự nhiên nhưng hiện tượng rất đỗi bình thường nay cũng trở thành một điều ngạc nhiên, kỳ thú.


Bài sau
« Prev Post
Bài sau
Next Post »

BẠN NHẬN XÉT

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.